Trang chủ » Lễ động thổ xây dựng cổ truyền miền Bắc Việt Nam

Lễ động thổ xây dựng cổ truyền miền Bắc Việt Nam

Thuật số phương đông thuatsophuongdong xin tổng hợp lại một  số bài nghiên cứu văn hóa về pháp động thổ hàng năm của cha ông ta từ xa xưa. Nó không chỉ thể hiện tín ngưỡng văn hóa thờ Thần mà còn thể hiên sự tôn trọng thần linh, khẳng định bản sắc văn hóa nghìn năm, không chỉ của nước ta mà còn của các nước phương đông. Đối với đời sống của người dân Việt, Thần có một địa vị hệ trọng , ấy thế mà các cụ ta có câu: Đất có thổ Công, sông Có Hà Bá. Với quan điểm này, Thần  hay thổ Thần là chủ của một khu đất của một làng. Lễ động thổ thường vào ngày đầu năm ở mọi làng người việt. Ngày tết ở các nước phương đông thường diễn ra trong 7 ngày. được gọi là tết nguyên Đán hay tết Cả, người Việt phải kiêng kị rất nhiều điều. Một trong những điều quan trọng nhất phải kiêng kị trước khi làng làm lễ động thổ không ai được cầy bừa, cấy sới. Thường lễ làm vào một trong năm ngày đầu năm. Các hương chức phải xem lịch, một cuốn lịch do triều đình ban xuống để chọn ngày lành.( Mỗi năm trong triều đình có xuất bản một cuốn lịch. Như năm 1910 lịch nhãn là Đại Nam duy tân, tứ nien tuế, thứ Canh tuất hiệp kỷ lịch. Theo lịch này mùng 1 và mùng hai là được ngày để làm lễ động thổ. Ngoài ra, người Việt nam còn dùng cả lịch tàu, như cuốn lịch xuất bản ở Quảng đông nhãn là Hồng tự đầu thông thư). Ngày mùng 2 tết, năm Duy tân thứ tư dương lịch là ngày 11 tháng 2 năm 1910 tác giả được dự lễ động thổ ở thôn Thượng xã Thọ Phạm, tổng Phú Khê, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng yên. Trên một khoảng đất rộng, ở trước đình, có một cây đa to. Theo lời người làng kể lại, xưa kia ở chỗ này có cây đa to lắm. Một hương chức có thân thế ra lệnh chặt cây, nhưng ngả được cây xuống thì thợ sẻ chết tươi, nên ông kỳ mục bị trục xuất ngay khỏi đình. Bây giờ, người làng tin chắc cây đa này cũng không kém thiêng như cây đa trước. Hôm đó, từ sáng sớm các cụ đã làm lễ thành hoàng ở trong đình, theo thường lệ trong mấy ngày tết: lễ vật hạ xuống, các cụ ngồi uống rượu nhai trầu. Bây giờ đến lúc phải cử ra một cụ ra làm chủ lễ động thổ. Cứ theo tục, phải chọn một cụ đã quá sáu mươi, lắm con, lại giàu có, và một người nữa trẻ hơn vào trạc quá ngũ tuần, cũng giàu có và đông con cái, để đứng bồi lễ. Trong khi các cụ ngồi bàn bạc trong đình, hai người mang một cái bàn ra kê ở dưới gốc đa, bày biện lễ vật: nào vàng mã, một chai riệu, một buồng cau, mũ thổ thần bồi bằng giấy đen. Hỏi người làng ai cũng nói ngay là để tế thổ thần. 

Lúc đó vào quãng mười giờ, lễ vật sắp sửa xong, cụ chủ lễ, theo sau có ông bồi lễ, tiến lại bàn thờ. Cụ chủ lễ mặc một cái áo thụng đỏ, áo các bô lão hay mặc, còn ông bồi lễ mặc quần áo thường. Cụ chủ lễ lạy ba lạy, xong rồi  chủ lễ , bồi lễ bước vào chiếu quỳ lạy.

Việc quan trọng bắt đầu. Cụ chủ lễ dời bàn đi về phía nam, cầm lấy một cái thuổng, quay về hướng đông sắn lấy ba miếng đất. Cụ sắn song mỗi miếng, ông bồi lễ lại mang đặt dưới gốc đa: miếng thứ nhất bên phải cụ chủ lễ, miếng thứ hai bên trái, miếng thứ ba ở giữa. xong hai cụ trở về bàn thờ lạy ba lạy, thế là lễ xong. Vàng mã mũ hóa ngay tại chỗ, còn riệu cau mang vào đình để các cụ dùng. Trong lúc hành lễ có ba người dự lễ, mặt quay về hướng đông, hai người thổi ốc, một người gõ trống khẩu.Người hoa và người Việt cho rằng mỗi phần của thời gian có liên lạc đến một phần của không gian. Vì thế muốn chọn hướng, phải tùy năm. như làm nhà phải xem hướng, muốn được hướng phải tùy năm mà xét. Ví dụ năm trên thì ở đầu cuốn lịch có ghi đại lợi đông tây, bất lợi bắc phương ( hồng tự thông thư-1910 trang 2). Hướng tây và hướng đông là hướng tốt, làm vào hướng bắc thì không phải là được hướng. ngày lễ động thổ, người chủ lễ kiêng không được quay về hướng bắc, Và đến khi hành lễ tôi thấy quay về hướng tây. Muốn hiểu ý nghĩa lễ động thổ chúng ta phải xem rằng trước khi làm lễ người dân phải kiêng không được làm những việc gì, phải kiêng mọi việc có thể đụng chạm đến thần đất như cày sới nhổ cỏ, chặt cây. Tóm lại một điều quan trọng là phải coi những cây cỏ mọc tự dưới đất lên như nhũng vật bất khả xâm phạm. Cho nên trước khi làm lễ động thổ cày sới phải kiêng đã đành cả đến những việc như Chẻ chủm giã gạo, người dân cũng không được làm. Tại sao lại phải kiêng? tại sao ngày đầu năm khi chưa làm lễ tạ thổ thần thì không được làm việc đồng áng? có lẽ năm cũ qua, sang năm mới, các nguồn sinh lực vẫn tiềm tàng trong lòng đất được tăng thêm lên chăng? đối với dân 

còn t

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0898 283 941