Trang chủ » 3 tháng mùa Hạ được gọi là Phồn tú

3 tháng mùa Hạ được gọi là Phồn tú

Theo hoàng đế Nội Kinh

Ba tháng mùa hạ được gọi là phồn tú, tức là mùa cây cỏ tươi tốt, khí của trời đất giao nhau, muôn vật nở hoa, kết quả.

Mùa này nên ngủ muộn dậy sớm, chớ ngại ngày dài,giữ tâm trạng thoải mái.

Đừng để trong chí có sự giận dữ, cho thần khí được thư thái. Để cho khí bên trong được tuyên tiết ra bên ngoài, không bị lấp vít. Làm như vậy cho hợp với khí mùa hạ, tức là cái đạo dưỡng sinh vậy.

Nếu trái lại sẽ thương đến Tâm, tới mùa thu biến ra bệnh ngược ( sốt rét, úi…). Tâm khí ít không đủ giúp sự thâu liễm của phế, mùa đông tất lại mắc thêm bệnh.

Về tháng Trường hạ ( tháng 6) thuộc về thời kì phát triển của hành hỏa và thổ ( tức tâm và tỳ) nếu giận dữ thời can khí phát động, sẽ làm thương đến  Tỳ Thổ.

Hạ khí bồng nổi ra bên ngoài, nên phải để cho tuyên tiết, không bị vít lấp, thời Can sẽ được thư xướng, không sinh bệnh hoạn.

Tâm thuộc hỏa, vượng về mùa hạ, nếu làm trái với cái khí của mùa hạ thì tâm sẽ bị thương.

Tâm bị thương đến thu sẽ thành bệnh ngược. đó là vì cái khí của mùa hạ phù việt ra bên ngoài, đến mùa thu thì thâu liễm vào trong.

Giờ không thâu liễm được, khiến cho hau khí âm dương cùng chọi lẫn nhau nên mới thành bệnh ngược. Lại như Dương khí vốn phát ra từ Âm tàng tại hạ tiêu, mùa xuân dẫn lên bộ phận trên, mùa hạ dẫn ra bộ phận dưới.

Giờ mùa hạ đã bị thương ở trên rồi, đến mùa thu không còn gì để thâu liễm.

Sự thâu liễm đã bị sút kém, đến mùa đông không còn gì để bế tàng. Dương khí không trở về nơi căn bản, đến mùa đông là thời kỳ phát triển của hàn thùy. Không có dương khí ấm áp để làm cho nó ngược quân bình điều hòa nên mới lại mặc bệnh và nguy hiểm.

Trích Hoàng đế nội kinh Tố Vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0898 283 941