Trang chủ » Lưu Bá Ôn bậc thầy Phong thủy

Lưu Bá Ôn bậc thầy Phong thủy

Lưu Bá Ôn (chữ Hán: 劉伯溫, 1310-1375), tên thật là Lưu Cơ (劉基), tên tự là Bá Ôn (伯溫), thụy hiệu Văn Thành (文成); là nhà văn, nhà thơ và là công thần khai quốc nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.

Ông là một trong những nhân vật có nhiều huyền thoại, là người đã đề cao tư tưởng “Quan bức, dân phản”, đồng thời là tác giả tản văn “Mại cam giả ngôn” nổi tiếng nhằm đả kích giới “thống trị thối nát”..

Lưu Bá Ôn là người huyện Thanh Điền (nay là huyện Văn Thành), tỉnh Chiết Giang. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học từng có truyền thống chiến đấu dũng cảm chống lại quân xâm lược Nguyên Mông trước đây. Nhờ siêng học, đam mê đọc sách, ông sớm làu thông kinh sử, văn chương, binh pháp và thiên văn.

Đương thời có câu khen ông là: Thông binh pháp ai hơn Tôn Võ – Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ

Lưu Bá Ôn đã là một thiếu niên đắc chí, nên tha thiết muốn tận trung góp sức với triều đình nhà Nguyên, để làm nên những sự nghiệp oanh liệt. Năm Nguyên Thống thứ nhất đời Nguyên Thuận Đế (1333), ông thi đỗ Tiến sĩ, được bổ nhiệm làm quan. Nhưng lúc bấy giờ đang cuối triều nhà Nguyên, quan trường rất hủ bại, quan viên đều tham ô, cả xã hội đang lung lay sắp sụp đổ.

Dù vậy, Lưu Bá Ôn vẫn một mặt tự lấy mình làm gương, luôn giữ thanh liêm, một mặt đấu tranh thẳng thừng với bọn tham quan ô lại. Nhưng ông ra làm việc chẳng bao lâu, thì bị người chung quanh ghét, tìm cách gièm pha và bài xích, đưa đi chỗ khác. Ít lâu sau, do ông viết đơn tố cáo viên giám sát ngự sử không làm tròn trách nhiệm, nên đắc tội với thượng cấp bị đuổi về nhà.

Nhờ tinh thông phong thủy, Lưu Bá Ôn đã giúp cho người dân thôn Du Nguyên không còn khổ sở vì thiên tai, trở thành một vùng đất địa linh nhân kiệt ở Trung Quốc.

Lưu Bá Ôn còn có tên là Lưu Cơ, người huyện Thanh Điền, Xử Châu, nay là huyện Văn Thành, Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.

Ông bụng đầy kinh luân, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, lại tinh thông thao lược binh pháp, có thể đoán được sự phát triển tương lai của sự vật, liệu sự như thần.

Đời ông giống như một câu chuyện truyền thuyết, lập được công lao hiển hách cho giang sơn Đại Minh, được Chu Nguyên Chương ca ngợi là “Tử Phòng của ta”.

Ở đây, Tử Phòng chính là Trương Lương, một mưu sĩ kiệt xuất của Lưu Bang, hoàng đế đầu tiên của triều đình nhà Hán, Trung Quốc.

Là người công thành danh toại, sau này, Lưu Bá Ôn về quê quy ẩn. Trên đường về quê đã làm một việc, dẫn đến một loạt hiện tượng kỳ lạ và để lại cho hậu thế rất nhiều không gian tưởng tượng.

Trên đường về, Lưu Bá Ôn đi qua Du Nguyên, một ngôi làng ở phía nam huyện Vũ Nghĩa, thành phố Kim Hoa, Chiết Giang ngày nay.

Khi đó, ông đã gặp bạn học cũ Du Lai, một người bạn tốt của ông. Hai người đã nói rất nhiều chuyện với nhau và hết sức vui vẻ.

Trong những câu chuyện đó, Lưu Bá Ôn được biết thôn này thường xuyên xảy ra hạn hán và lũ lụt, hoặc hỏa hoạn, bệnh dịch, làm cho người dân rất khổ sở.

Là người quan tâm đến nỗi khổ của người dân, Lưu Bá Ôn quyết định ra tay giúp đỡ giải quyết vấn đề này.

Đây là vấn đề mà người bình thường xem ra không thể giải quyết, nhưng một người tinh thông phong thủ như Lưu Bá Ôn thì không thành vấn đề.

Sau khi nhìn ra được gốc gác của vấn đề, Lưu Bá Ôn cho rằng thôn Du Nguyên vốn là địa phương có phong thủy thật không tồi, nhưng lại bị một dòng suối nhỏ chạy thẳng trong thôn phá hoại.

Thế là, ông đã dựa vào bát quái, âm dương, thái cực để cải tạo dòng suối này thành hình dạng uốn lượn, hình thành bố cục 12 cung hoàng đạo với núi ở xung quanh, ở vị trí của âm ngư Thái Cực đồ có trồng một cây sồi trắng. Hiện nay, cây sồi này đã trải qua hơn 600 năm, cao 27 – 28 m.

Ngoài ra, Lưu Bá Ôn cũng đã điều chỉnh bố cục xây dựng nhà cửa trong thôn, dựa vào hình của 7 ngôi sao Bắc Đẩu để đào ra 7 giếng nước, 7 hồ chứa, đồng thời căn cứ vào bố cục Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ để đưa ra quy hoạch cho kiến trúc trong thôn.

Hơn nữa, ông còn dặn dò Du Lai nhắc nhở người đời sau nếu xây dựng nhà ở thì nhất định phải làm theo cách thiết kế của ông.

Nói ra thì rất kỳ lạ, nghe nói nước trong giếng sẽ trở nên vẩn đục hay trong suốt dựa vào trời nắng hay râm.

Hơn nữa, có người không tin tà thuật sau đó từng muốn lấp đi những hồ chứa này để xây nhà ở, nhưng kết quả là lần nào cũng xảy ra hỏa hoạn.

Từ đó về sau, thôn này đã trở thành vùng đất trù phú, tốt về phong thủy, cũng không còn xảy ra tình trạng hạn hán hoặc lũ lụt, cho dù có năm xảy ra đại hạn; ở đó, cứ vào ngày 26.6 hàng năm nhất định sẽ có mưa.

Không chỉ có vậy, ở đó giống như đã đầy linh khí, rất nhiều người đọc sách hậu thế đều nổi tiếng, vào triều làm quan, tổng cộng có tới hơn 260 người, trở thành một vùng địa linh nhân kiệt.

Thôn Du Nguyên hay còn gọi làng bát quái còn có rất nhiều truyền thuyết làm cho mọi người phải kính nể tài năng của Lưu Bá Ôn.

Ở góc độ khoa học ngày nay, những hiện tượng này căn bản không thể giải quyết hoặc giải thích, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu.

Việc làm rõ được khả năng thực hiện được “thiên nhân hợp nhất” của người xưa thực sự không phải là một sớm một chiều.

Thôn Du Nguyên đến nay đã trở thành địa điểm du lịch, nhưng điều đáng chú ý là những quy hoạch và kiến trúc của thôn này đến nay đã bị phá hoại rất nhiều.

Chỉ còn vài hồ nước và vài giếng nước, kiến trúc cổ cũng đã không còn gì. Đây là một điều thật đáng tiếc và gây cảnh tỉnh cho địa phương này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0898 283 941