Trang chủ » Thôi bối đồ dự ngôn của trung hoa cổ xưa phần 2

Thôi bối đồ dự ngôn của trung hoa cổ xưa phần 2

LƯU BÁ ÔN VÀ BÀI CA BÁNH NƯỚNG

Lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều triều đại vua chúa, mỗi một triều đại đều có người tu Đạo, nên đã có một số dự ngôn để lại đời sau, như

bài thơ dự ngôn của Bộ Khư Đại Sư đời nhà Từ,

“Thôi bối đồ” của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đời nhà Đường (bên cạnh Lý Thế Dân).

“Mã tiền khóa” của Khổng Minh thời kỳ chiến quốc.

“Mai hoa thơ” của Thiệu Ung đời nhà Tống.

Bài “Bài ca bánh nướng” của Lưu Bá Ôn đời nhà Minh (bên cạnh Chu Nguyên Chương).

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu :

“Thông binh pháp ai hơn Tôn Võ –

Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ “

Lưu Bá Ôn (劉伯溫), tên thật là Lưu Cơ (劉基), 1311-1375); là nhà văn, nhà thơ và là công thần khai quốc nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.

Ông là một trong những nhân vật có nhiều huyền thoại, đồng thời là tác giả “Mại cam giả ngôn”. Lưu Bá Ôn, người huyện Thanh Điền, tỉnh Chiết Giang. Nhờ siêng học, đam mê đọc sách, ông sớm làu thông kinh sử, văn chương, binh pháp và thiên văn.

Vào cuối đời nhà Nguyên, ông thi đỗ Tiến sĩ, được bổ làm quan; nhưng vì bị chèn ép, chỉ trích nên ông tức giận bỏ về ở ẩn năm 1360.

Khi Chu Nguyên Chương khởi nghiệp, lấy lễ mời ông ra giúp. Ông đệ trình bản Thời vụ thập bát sách (tức 18 sách lược vận dụng trong tình thế đương thời) , liền được tin dùng, cất ngay lên chức Quảng Văn quán Học sĩ. Rồi nhờ những kế sách trên , mà quân nổi dậy lần lượt đánh tan các tập đoàn quân phiệt mạnh như Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành…chiếm lấy các tỉnh vùng hạ lưu sông Trường Giang.

Năm 1367, ông lại bày mưu cho Chu Nguyên Chương chiếm Sơn Đông, Hà Nam, rồi tiến đánh kinh đô của nhà Nguyên là Đạo Đô (nay là Bắc Kinh), khiến vua Nguyên Thuận Đế (1333-1370) tháo chạy, triều nguyên sụp đổ.

Khi đại cuộc đã định xong, Lưu Bá Ôn được giữ chức Ngự sử trung thừa kiêm Thái sư lệnh, tước Thành Ý Bá. Kể từ đó ông cùng với Tống Liêm(1310-1381) giúp vua chế định mọi công việc, từ khoa cử, hình pháp cho đến lễ nhạc…

Sau thấy Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) rắp tâm hãm hại công thần, tháng 8 năm Hồng Vũ thứ nhất (khoảng tháng 10 năm 1368), ông đệ đơn xin từ chức, nhưng mãi đến năm 1371, ông mới được về nghỉ sau khi từ chối ngôi vị Tể tướng.

Về cuối đời, do bất hòa với Tể tướng Hồ Duy Dung, ông buồn rầu mà sinh bệnh. Sau khi uống thuốc, bệnh càng trở nên nguy kịch, và ông mất hơn một tháng sau đó (năm 1375), hưởng thọ 64 tuổi.

Lưu Bá Ôn Soạn “ Hình Khí Chương Chính Quyết” có nội dung : Trời Đất có sự quan hệ lớn, Khí vận làm chủ. Sông Núi có tính tình thực, hình thế trước hết. Địa Vận có đẩy đi khắp mà thiên Khí theo cùng, Thiên vận có xoay vòng mà Địa Khí ứng theo.

Thiên Khí động trên cao mà người ứng theo, người làm động ở dưới mà Thiên Khí theo cùng.

Đường thâu quan tất Khí Tụ vào Cục, Long Nạp Khí tất thủy dừng nơi trước.

Âm thắng gặp Dương tất dừng, Dương thắng gặp Âm tất ở.

Hùng Long nên ngự Thư Long, Thư Long nên cần Hùng Long quấn lại.

Đại Địa vô hình xem khí khái, Tiểu Địa vô thế xem Tinh Thần.

Thủy thành hình sơn dừng trên, Sơn thành hình thủy dừng giữa.

Nhận Khí của Long dùng Thế, Nhận Khí của Huyệt dùng Tinh.

Đây có thể xem như cách vận dụng về thuyết Âm Dương Ngũ Hành & Bát Quái Đồ. Mà Bát Quái Đồ & Kinh Dịch có liên quan mật thiết với nhau. Thật ra các loại này đều được xét vào loại Dự Ngôn, muốn hiểu được là chuyện mấy ngàn năm nay nhiều người nghiên cứu mà chưa ai dám khẳng định là am hiểu.

“Bài ca bánh nướng” của Lưu Bá Ôn và Sấm Trạng Trình của Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng.
Giới thiệu quyển sách hay của Trung Quốc, tổng hợp 7 bài Dự Ngôn nổi tiếng mọi thời đại cho Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0898 283 941